Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Tác Dụng Của Cải Xanh

Rau cải xanh là một loại rau phổ biến trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết hết được rau cải có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.


Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cải xanh 1
Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt,
riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.
Thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.
Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng rau cải nấu lấy nước thanh trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu mụn nhọt và phòng ngừa. Tốt nhất đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
Phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định bạn có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, là một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.
Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.
Hỗ trợ bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, còn đối với người suy tiếp giáp không nên sử dụng rau cải xanh.
Tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chữa viêm ruột: Trong rau cải có chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.
Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
Chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.
Lưu ý: Rau cải xanh có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu bạn cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì bắc ra ngay.Tốt nhất nên ăn lẩu, khi nước sôi bạn nhúng rau vào và lấy ra luôn. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin C.
Bạn cũng quan tâm tới
Cây Chùm Ngây-Cây Độ Sinh-Cây Thần Diệu
Theo VnMedia.vn

Những Loại Rau Giàu Dinh Dưỡng Nhất

Căn cứ trên hàm lượng các loại vitamin K, C, D...diệp hoàng tố, Kali và chất sơ… mà chúng cung cấp, các chuyên gia đã tổ chức một cuộc “chấm điểm” cho hơn 85 loại rau quả để chọn ra những loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất
Lá chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần,vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối


Hình ảnh Cây Chùm ngây và tác dụng thần kỳ số 1
Rau Chùm Ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng


2. Bắp cải
Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường. Vitamin K rất có lợi cho sự ngưng kết của tiểu cầu máu. Cách ăn: Cho vào cùng với chanh, tỏi và một ít nước sau đó nấu chín.
3. Rau chân vịt (rau bina hay cải bó xôi)
Hình ảnh Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất số 2
Rau chân vịt. Nguồn: Iternet.
Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong một cốc rau chân vịt vượt qua 100%DRI. Ngoài ra, rau chân vịt còn rất giàu vitamin A, Mangan, vitamin B11, Magie, Canxi và sắt… Cách ăn: Rau chân vịt ăn chín giàu dinh dưỡng hơn. Cách ăn có thể tùy ý có thể xào hoặc nấu canh.
 4. Củ cải đỏ
Hình ảnh Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất số 3
Củ cải đỏ. Nguồn: Internet.
Hàm lượng vitamin K trong 2/3 cốc của cải đỏ đạt đến 100% DRI. Vitamin C đạt được hơn 75% DRI. Cách ăn: Cách ăn đơn giản nhất là rửa sạch rồi chấm tương. Cũng có thể làm rau trộn hoặc xào với thịt.
5. Rau riếp
Kết quả hình ảnh cho rau diep
Rau riếp. Nguồn: Internet.
Một cốc rưỡi rau riếp nấu chín có đủ 100% lượng vitamin A cần thiết trong một bữa ăn tiêu chuẩn. Vitamin A phát huy tác dụng rất lớn đối với việc giữ chắc răng và làm sáng da. Cách ăn: Cắt rau thành các sợi nhỏ trộn với thịt gà rồi xào lên.
6. Khoai lang
Khoai lang. Nguồn: Internet.
Một củ khoai lang của một cây dài khoảng 13 cm có hàm lượng Kali đạt đến 10% DRI. Cách ăn: Cắt đôi rồi cho vào lò nướng nướng 30 phút.
7. Súp lơ
Súp lơ. Nguồn: Internet.
Nhiệt lượng thấp, lượng vitamin cao. Vitamin C của súp lơ còn cao hơn cả cải thảo và cà chua. Cách ăn: Cho vào salad hoặc xào 
8. Cà rốt
Cà rốt. Nguồn: Internet.
Mỗi 100 gam của cà rốt có chứa từ 1,35-1.75 miligam chất carotin. Ngoài ra trong cà rốt còn có vitamin B, C, chất béo, Carbohydrate, sắt, pectin,… Cách ăn: Ăn cà rốt sống có thể làm sạch răng. Xào lên càng giàu dinh dưỡng hơn. 
9. Ớt đỏ (ớt Đà Lạt)
Kết quả hình ảnh cho ot da lat
Ớt đỏ. Nguồn: Internet.
Hàm lượng vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch trong một quả ớt đỏ đạt đến 250% DRI. Cách ăn: Sắt nhỏ, trộn với ra cần tây sau đó rưới dầu thực vật và dấm. 
10. Bí ngô
Kết quả hình ảnh cho bi ngo
Bí ngô. Nguồn: Internet,
Bí ngô rất giàu carotin, vitamin C, K. Hàm lượng carotin trong ruột bí ngô còn cao hơn các bộ phận khác gấp 5 lần. Cách ăn: Xào, nấu canh…
11. Cải xanh
Kết quả hình ảnh cho cai xanhCải xanh. Nguồn: Internet.
Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong cải xanh rất cao. Ngoài ra, cải xanh cũng rất giàu vitamin A, B, C, D, chất carotin,… Cách ăn: Cải xanh chủ yếu dùng phối hợp trong các món xào, cũng có thể nấu canh…
Nguồn internet
Các bạn cũng quan tâm
Cây Chùm Ngây
Các Loại Rau Rừng


Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Dân Thành Phố "Khát" Rau Rưng

Ngồi dự một hội thảo nhưng chị Kim Oanh – nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở tại quận Tân Bình (TP.HCM), liên tục nhắn tin, gọi điện cho một người bà con ở Long Thành (Đồng Nai) nhắc họ phụ chăm sóc vườn rau do chị thuê đất trồng, cung cấp cho cả gia đình...

Hội chợ Triển lãm thường niên nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm 2014 (Hi – Tech Agri 2014) vừa qua ở TP.HCM được tổ chức rầm rộ, báo cáo hoành tráng, thế nhưng, trong hơn 340 gian hàng nơi đây chỉ có gian hàng bày bán, giới thiệu các mô hình trồng rau tại nhà là luôn tấp nập khách ra vào, kẻ mua người bán nhộn nhịp.
Sản phẩm của đơn vị này không lớn, không áp dụng nhiều các “kỹ thuật cao” của nước ngoài, không cần nhà kính, phòng lạnh… Chỉ là bán mấy cái chậu nhỏ, trong đó có thể trồng đủ các loại rau, số lượng ít thôi nhưng rất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày.
Nhân viên của gian hàng này thì nhiệt tình hướng dẫn người mua cách tưới nước, bón thêm chút phân hữu cơ… để rau phát triển một cách tự nhiên nhất. Đơn giản thế thôi mà 5 ngày hội chợ liên tiếp, gian hàng luôn đông khách. Người già, người trẻ, chen chân mong tìm hiểu để có được nguồn rau sạch cho con và gia đình.
Cũng tại Hi-Tech Agri 2014, ngồi dự một hội thảo nhưng chị Kim Oanh – nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở tại quận Tân Bình (TP.HCM), liên tục nhắn tin, gọi điện cho một người bà con ở Long Thành (Đồng Nai) nhắc họ phụ chăm sóc vườn rau do chị thuê đất trồng, cung cấp cho cả gia đình. Thế mới biết, người dân thành phố vẫn đang “khát” rau sạch!
Ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ trên 3.700 tấn rau các loại. Ông Dũng khẳng định, gần như toàn bộ rau lưu thông trên địa bàn là rau an toàn được kiểm tra từ chợ đầu mối. Trong đó, nguồn rau trồng tại TP.HCM chiếm khoảng 30%, còn lại từ các địa phương khác vận chuyển vào. Nói chung, việc kiểm tra quy trình trồng rau an toàn ở các địa phương được thực hiện rất thường xuyên...
Nhưng như lời mấy chị chen lấn mua hàng tại gian hàng kể trên, là vì hằng ngày ra chợ nghe tiểu thương “quảng cáo” rau sạch, rau an toàn này kia… nhưng không tin được. Rau thì bán xô, không bao bì, nhãn mác, cán bộ đi thực tế thì thì kiểu “ngó ngó cho qua”… nên họ đành phải tự thân vận động. Vậy nên dễ hiểu tại sao người dân vẫn phải ra ngoại thành, thậm chí về tỉnh thuê đất trồng rau, vẫn chen chân mua xô chậu về xếp giàn trên sân thượng… cũng chỉ mong hai chữ “rau sạch”.
Theo Thuận Hải

Rau Rừng Đặc Sản Được Săn Lùng

Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn

Được cho là đồ "siêu sạch" và là bài thuốc tốt nên nhiều loại rau rừng đang trở thành hàng hiếm ở TP.HCM, được người dân săn lùng.
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Những loại rau rừng với tên khá lạ như lá cóc, rau sông, rau nhái, quế vị...  đã trở thành đặc sản được người dân tìm mua. Song hiện nay, chúng chỉ có thể được tìm thấy ở một vài sạp rau nhỏ lẻ.
Bà Ánh 62 tuổi ở quận 3 cho biết hầu như tuần nào bà cũng có 2 - 3 lần làm các món từ rau rừng cho cả nhà ăn. Các loại rau được bà Ánh chọn là bắp chuối, rau nhái, lá cóc... để làm món gỏi cuốn với thịt luộc. Tuy nhiên, bà Ánh cho biết không phải cứ thích là mua được ngay, vì không phải ngày nào người bán cũng có những loại rau này. "Thường họ hái từ Tây Ninh chở xuống thành phố, bán nhiều ở các chợ Vườn Chuối, Bàn Cờ (quận 3)", bà nói.
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Tại chợ Bàn Cờ quận 3, có vài sạp rau chuyên bán các loại rau rừng từ rau để ăn cho đến rau dùng để xông trị cảm. Mức giá các loại này khá cao so với những loại bình thường. Bên cạnh đó, rau rừng không bán theo cân mà được bó thành bó hoặc nhúm bằng tay, có giá dao động 30.000 - 40.000 đồng/bó (nhúm).
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Rau rừng được hái 100% ngoài tự nhiên nên thường có nhiều sâu. Trước khi bán hoặc làm thức ăn, rau phải được chọn lọc khá kỹ, nhặt bỏ những cành hỏng. Loại rau này thường được dùng trong ngày khi còn tươi, lúc đó hương vị rau mới thơm ngon. Ngoài người mua lẻ, một vài nhà hàng trong thành phố cũng là khách hàng của các sạp rau rừng. 
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Món ăn bất hủ của những loại rau rừng là cuốn chung với các loại thịt luộc.
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Khách hàng thường tìm đến những nhà hàng uy tín hoặc mua rau rừng từ siêu thị để dùng vì thận trọng sợ ăn lầm lá có độc. Thường những loại rau rừng đang được bày bán tại thành phố có nguồn gốc từ Tây Ninh, người hái rau trực tiếp từ rừng hoặc ngoài đồng và chở xuống bỏ mối với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Khổ qua rừng cũng là một loại đặc sản được người thành phố săn lùng, vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc thanh lọc cơ thể và trị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng có kích thước nhỏ nhưng có vị lại rất đắng không giống như những loại khổ qua thường  được bày bán ngoài chợ. Trên đường Pasteur có một quầy bày bán khổ qua rừng được 2 năm nay với giá 80.000 đồng/kg. 
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Ngoài trái dây khổ qua rừng phơi khô cũng được bán đến 300.000 đồng, người bán cho biết dùng để nấu nước uống trị bệnh.
Săn lùng đặc sản rau rừng giá cao ở Sài Gòn
Khổ qua rừng già được phơi khô làm thuốc có giá 100.000 đồng/kg.

 theo  news.zing.vn